Các thế hệ của chip Core i và cách phân biệt core i thế hệ mấy
Công Nghĩa
Thứ Bảy,
16/09/2023
Nếu như mọi người đang cần biết thông tin về những dòng CPU Core i của Intel để dễ dàng lựa chọn và nâng cấp cho thiết bị máy tính của mình thì chắc hẳn cách phân biệt Core i thế hệ mấy là 1 điều mà phần lớn mọi người sẽ thắc mắc đầu tiên. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này!
Tìm hiểu Chip Core i là gì?
Core là thuật ngữ sử dụng để chỉ thông số của CPU và được Intel dùng cho những dòng vi xử lý từ phân khúc trung bình tới cao cấp, sử dụng cho laptop, desktop. Core CPU được hiểu tương tự như với bộ não con người, mỗi Core sẽ có tính năng xử lý riêng biệt, tuy nhiên tất cả lại cùng kết hợp với nhau với mục đích tăng cao tốc độ xử lý cho máy tính.
Dòng chip đầu tiên của Intel chính là core Duo, core 2 Duo. Chúng sử dụng phổ biến trên Laptop, Desktop trong khoảng thời gian từ 2006 tới 2008. Giờ đây, các thế hệ CPU core mới được sử dụng trên thị trường là core i3, i5, i7, i9 đã được thay thế cho dòng core Duo và core 2 Duo.
Core là thuật ngữ sử dụng để chỉ thông số của CPU
Tìm hiểu các thế hệ của chip Core i
Muốn biết cách phân biệt core i thế hệ mấy thì trước tiên các bạn cùng tìm hiểu về các thế hệ của chip Core i nhé!
Nehalem (Thế hệ 1)
Nehalem trên Core i được hãng Intel thiết kế để thay cho Core 2 cũ, Nehalem được sản xuất theo quy trình 45nm. Với Core i thế hệ này, Intel đã tích hợp công nghệ Turbo Boost với Hyper Threading (siêu phân luồng - HT) trên cùng 1 CPU giúp tăng cường hiệu năng hơn so với những thế hệ CPU trước đó.
Sandy Bridge (Thế hệ 2)
Cách phân biệt core i thế hệ mấy? Sandy Bridge là thế hệ kế nhiệm Nehalem. Sandy Bridge được dùng quy trình 32nm và GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU được cùng sản xuất trên quy trình 32nm và nằm trên 1 đế. Thiết kế này hỗ trợ giảm diện tích và tăng tính năng tiết kiệm điện bởi CPU và GPU sẽ dùng chung 1 bộ nhớ đệm.
Cách phân biệt Core i thế hệ mấy
Ivy Bridge (Thế hệ 3)
So với thế hệ Sandy Bridge, Ivy Bridge của hãng Intel đã áp dụng quy trình sản xuất mới 22nm và dùng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate. Với quy trình mới này đã làm giảm diện tích đế mà vẫn tăng số lượng bóng bán dẫn ở CPU. Ngoài ra thế hệ Ivy Bridge còn tích hợp chip đồ họa DirectX 11 có sẵn như HD 4000, có tính năng phát video siêu phân giải và xử lý những nội dung 3D.
Haswell (Thế hệ 4)
Thế hệ chip 4 là Haswell được hãng tập trung vào các thiết bị máy tính “2 in 1”. Intel đã giảm kích thước CPU Core cho phép sản xuất các mẫu Ultrabook có độ dày mỏng hơn rất nhiều so với các thế hệ trước. Hơn nữa còn giúp cho ra đời các thiết bị máy 2 in 1 ( thiết bị lai giữa máy tính xách tay và máy tính bảng) mỏng hơn. Chip quản lý nhiệt tại thế hệ này cũng giúp cho thiết bị “2 in 1” tản nhiệt tốt hơn.
Haswell còn được hãng Intel thông báo là tiết kiệm điện năng gấp 20 lần so với Sandy Bridge khi ở chế độ chờ và hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể. Ngoài nâng cấp chip đồ họa Intel HD 4000, hãng còn thêm dòng chip đồ họa Iris/ Iris Pro với hiệu năng mạnh mẽ dành cho các dòng chip cao cấp.
Broadwell (thế hệ 5)
Thế hệ tiếp theo trong cách phân biệt core i thế hệ mấy là Broadwell. Đây là phiên bản thu nhỏ các bóng bán dẫn tạo nên bộ não CPU của kiến trúc Haswell. Broadwell dùng bóng bán dẫn có size 14 nm, chỉ bằng 1/2 so với thế hệ Haswell và bằng 1/5 so với thế hệ Nehalem. Hãng Intel tự hào cho biết thế hệ này hoạt động hiệu quả hơn Haswell 30%, đồng nghĩa Broadwell tiêu thụ điện năng < 30% nhưng đem tới hiệu năng cao hơn khi ở cùng 1 tốc độ xung nhịp.
Thế hệ tiếp theo trong cách phân biệt core i thế hệ mấy là Broadwell
Skylake (thế hệ 6)
Skylake là CPU của Intel chạy ở tiến trình 14nm giống như Broadwell. Skylake dùng socket LGA1151, có nghĩa là sẽ không tương thích với bo mạch chủ LGA 1150 đang được dùng cho các chip thế hệ Haswell và Broadwell. Skylake sử dụng bộ nhớ RAM DDR4, điều này có nghĩa là RAM DDR3 đã hết thời. Intel dù vẫn hỗ trợ DDR3 ở bộ điều khiển bộ nhớ mới trang bị trong CPU Skylake, nhưng không phải là DDR3 mà là DDR3L.
Kabylake (thế hệ 7)
Kabylake là dòng thế hệ sau của bộ vi xử lý Skylake, Intel đã cho ra mắt dòng thế hệ thứ 7 được làm từ công nghệ 14nm. Kabylake đã được cải thiện tốt hơn về cả hiệu năng xử lý đồ họa và tính năng giúp tiết kiệm điện năng so với các thế hệ trước.
Theo hãng thì CPU thế hệ này được tập trung vào khả năng xử lý đồ họa, nhất là độ phân giải 4K và công nghệ thực tế ảo. Bên cạnh đấy, hiệu năng xử lý cũng sẽ cải thiện lên 12% và hiệu năng duyệt web > 19% so với thế hệ Skylake. Kabylake được hãng trang bị cho những thiết bị Laptop siêu mỏng hay các máy tính bảng với độ dày < 7mm.
CPU thế hệ 8
Vào cuối năm 2017, hãng Intel đã giới thiệu ra thị trường mẫu Core i thế hệ thứ 8 với hai phiên bản gồm Kaby Lake R và Coffee Lake. Trong đấy, Coffee Lake là mẫu có nhiều điểm nổi bật hơn. Phiên bản bộ vi xử lý lần này cũng được Intel sản xuất theo quy trình 14nm.
Cách phân biệt Core i thế hệ mấy qua tên gọi
Với nhiều thế hệ Core i, người sử dụng có thể biết cách phân biệt core i thế hệ mấy thông qua cách đặt tên của hãng Intel. Cách đặt tên cho CPU Core i có thể qua công thức dưới:
Tên bộ xử lý = Thương hiệu + Tên CPU – Số thứ tự thế hệ + SKU + Ký tự đặc điểm của sản phẩm. Chẳng hạn như CPU Core i Nehalem (Thế hệ 1) tên gọi là: Intel Core i3 - 520M, Intel Core i5 - 282U…
Cách phân biệt core i thế hệ mấy thông qua cách đặt tên của hãng Intel
Ý nghĩa của 1 số ký tự cuối của tên thiết bị, sắp xếp hiệu năng từ cao tới thấp (Ngoài ra còn số ký tự khác):
- Q : Mang hiệu năng cao cấp, thường được dùng cho thiết bị chuyên chơi game hay sử dụng đồ họa nặng
- M : có 2 nhân 4 luồng (Hyper-Threading) là CPU sử dụng cho các máy tính xách tay sở hữu xung nhịp cao
- U : là CPU giúp tiết kiệm năng lượng có xung nhịp thấp, thường được dùng trên các thiết bị chú trọng tới việc tiết kiệm năng lượng.
Bài viết trên đã chia sẻ tới mọi người cách phân biệt core i thế hệ mấy. Mong rằng bài viết sẽ hữu dụng và giúp các bạn tìm được dòng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.